QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG THỰC SƠ YẾU LÝ LỊCH

QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG THỰC SƠ YẾU LÝ LỊCH

            1.1.  Có thể chứng thực chữ ký hoặc chứng thực nội dung sơ yếu lý lịch

           Trước khi Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch được ban hành thì vào ngày 20 tháng 3 năm 2014, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực ban hành Công văn số 1520/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch, theo đó: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn  chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng.

           1.2. Chỉ chững thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch

          Tuy nhiên, sau khi Nghị định 23/2015/NĐ-CP được ban hành thì  Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch, đơn xin việc thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì thực hiện như sau: Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

         a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

         b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Thủ tục chứng thực chữ ký  cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

         a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

         b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

         c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

         d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

           Không nhận xét trong sơ yếu lý lịch

          Theo Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực về việc quán triệt thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch thì: Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (bao gồm UBND cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng)  tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định…của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26  của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *