1. Vợ có được thừa kế tài sản trước hôn nhân của chồng?
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản mà có trước thời kì hôn nhân là tài sản riêng vợ, chồng, trừ khi 02 vợ chồng thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng thành tài sản chung. Do đó, khi người chồng mất, toàn bộ tài sản của người chồng bao gồm tài sản riêng và phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. 1.1 Trường hợp người chồng mất có để lại di chúc Căn cứ vào khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, nếu di chúc không chỉ định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì di sản đó được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc tới trong di chúc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bộ luật Dân sự cũng quy định về những trường hợp vẫn được hưởng di sản thừa kế dù không có tên di chúc. Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, có 06 đối tượng sau vẫn được hưởng thừa kế dù không có tên trong di chúc bao gồm: - Con chưa thành niên của người để lại di sản. - Cha, mẹ của người để lại di sản. - Vợ/chồng của người để lại di sản. - Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản. Như vậy, trong trường hợp không có tên trong di chúc thì người vợ vẫn được hưởng di sản thừa kế, trừ trường hợp kí từ chối nhận di sản hoặc không có quyền nhận di sản. Với trường hợp này, người vợ sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo quy định. 1.2 Trường hợp người chồng mất không để lại di chúc Nếu không có di chúc, toàn bộ khối tài sản chung 02 vợ chồng và tài sản riêng trước thời kì hôn nhân của người chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất. Theo đó, toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự. Lúc này, người vợ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng 1 suất thừa kế. Ví dụ: Ông A có một mảnh đất đứng tên ông A trước thời kỳ hôn nhân và có 1 căn nhà là tài sản chung 2 vợ chồng ông A và bà B sau khi cưới. Trường hợp ông A mất mà không để lại di chúc, toàn bộ mảnh đất và căn nhà sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha mẹ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông. Trường hợp ông A mất mà để lại di chúc, nếu phân chia rõ phần hưởng của người vợ là bà B thì bà B sẽ được hưởng đúng phần như đã phân trong di chúc. Nếu ông A để lại di chúc nhưng lại không có tên bà B trong đó hoặc có nhưng không nêu rõ phần di sản được hưởng thì bà B sẽ được hưởng 1 suất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
  1. Trường hợp nào vợ không được hưởng thừa kế?
Theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, người vợ sẽ không được hưởng di sản của chồng nếu: - Bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người chồng. - Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người chồng. - Bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để hưởng nhiều hơn phần thừa kế đó có quyền hưởng. - Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người chồng khi người chồng lập di chúc hoặc giả mạo, sửa chữa, che giấu, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Vì vậy nếu không thuộc trường hợp là người không được quyền hưởng di sản của chồng như trên thì khi người chồng chết, người vợ sẽ được hưởng di sản riêng của chồng để lại là phần tài sản có trước khi cưới theo quy định pháp luật về thừa kế.  


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 109.529
Trong năm: 8.409
Trong tháng: 7.146
Trong tuần: 5.405
Trong ngày: 347
Online: 0