Họ và tên Chức vụ Số điện thoại
Ông Nguyễn Hữu ThịnhBí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND0989655342
Ông Phạm Đình NôngPhó bí thư thường trực0983521567
Ông Nguyễn Trọng ThìnPhó bí thư – chủ tịch HĐND0986230062
Bà Lê Thị NgaPhó chủ tịch HĐND0969312947
Ông Nguyễn Văn HợiPhó chủ tịch UBND0963818769
Ông Nguyễn Hữu PhúcChủ tịch MTTQ0985067954
Ông Nguyễn Hữu ThắngChủ tịch Hội CCB0336694645
Ông Phan Xuân TùngChủ tịch Hội Nông dân0977821348
Bà Hà Thị NhuầnChủ tịch HLHPN0382728760
 ông Hà Văn TớiBí thư Đoàn thanh niên0368354679
Ông Trần Mạnh HùngCông chức Tài nguyên – Môi trường 
Ông Nguyễn Văn SơnCông chức VHTT0975425692
Bà Trần Thị LýCông chức văn phòng0979834048
Bà Phan Thị Ngọc HânCông chức Tài chính – Kế toán 
Bà Trần Thị OanhCông chức Tài chính – Kế toán 
Bà Nguyễn Thị PhúcCông chức Văn phòng đảng ủy0332734607
Ông Dương Đình TháiCông chức Tư pháp – Hộ tịch0988816904
Ông Bùi Quang TúTrưởng công an0966395222
Ông Thái Quang HuyChỉ huy trưởng Quân sự 

        Xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng bán sơn địa và vùng núi ở phía đông nam huyện Cẩm Xuyên, cách thị trấn Cẩm Xuyên 5km, cách Thành phố Hà Tĩnh 20km, có toạ độ địa lý từ 1802’10” đến 1805’00” vĩ độ Bắc và từ 105059’00” đến 106003’30” độ kinh đông.

          Phía bắc giáp xã Cẩm Thăng, Cẩm Phúc.

          Phía nam giáp xã Kim Hóa và xã Hưng Hóa Tỉnh Quãng Bình.

          Phía đông giáp xã Cẩm Hà, Cẩm Sơn, xã Kỳ Thượng – Kỳ Anh.

          Phía tây giáp xã cẩm Mỹ, Cẩm Hưng, Cẩm Quan.

          Diện tích tự nhiên 7621,06ha, dân số 7236 người, là xã vừa là đồng bằng, vừa là miền núi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Song là địa bàn chiến lược rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ của huyện, tỉnh. Phía bắc có sông cái ( Sông Gon) bắt nguồn từ Sông Họ chảy về cữa biển Cẩm Nhượng, phía nam là dãy trà sơn, địa hình đồi núi dốc nên tác động dòng chảy mạnh, tạo ra nhiều sông suối chia cắt địa hình: Sông Cầu Trung, sông Vực Trúc, sông Kẽ Cưỡi, tận dụng nguồn nước từ thượng nguồn đổ về ngay từ năm 1960 nhà nước đã xây dựng công trình trung thuỷ nông hồ Thượng Tuy nằm trên địa bàn xã Cẩm Thịnh và Cẩm Sơn phục vụ tưới sản xuất cho 9 xã. Tuyến đường Quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã với chiều hai 2,1km có 3 cầu quan trọng: Cầu Trung, Cầu Mụ Địch, cầu Mụ Diện, có 3 tuyến đường chiến lược  đều qua địa bàn xã đó là đường 21, 22 và đường 24 trong đó tuyến đường 24 điểm đầu tại Quốc lộ 1A KM 532+650 đi dọc theo chiều dài xã qua địa làn Đông Thịnh vào xã Cẩm Sơn, Cẩm Lạc sau đó nối với tuyến đường 22, 21, đường mòn Hồ Chí Minh, để chi viện cho tuyền tuyến. Những năm chiến tranh phá hoại bến Đò Gon trở thành nới tập kết trung chuyển hàng hoá từ đường biển vào qua Cẩm Nhượng, hàng hoá từ ngoài vào do địch đánh phá ác liệt khu vực Cầu Họ phải chuyển đi đường tránh. Vì vậy vũ khí đạn dược, lương thực, nhu yếu phẩm được tập kết tại bờ nam Sông Gon tại làng Bắc Thịnh được lực lượng dân quân và nhân dân bốc vác, vận chuyển, cất giấu để chuyển vào nam theo tuyến đường chiến lược 24. Đầu năm 1967 do địch đánh phá hết sức ác liệt dọc tuyến đường Quốc lộ 1A nên huyện đã cho mở thêm tuyến đường Phù Cát ( lấy tên huyện Phù Cát của tỉnh Bình Định huyện kết nghĩa với Cẩm Xuyên đặt tên cho con đường), điểm đầu từ Cẩm Thạch qua các xã Cẩm Duệ, Cẩm Quan, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh tuyến đường này dùng vận chuyển hàng hoá, phục vụ cho bộ đội, TNXP, dân công hoả tuyến hành quân và trú quân.      Là địa bàn trọng yếu có nhiều mục tiêu để đế quốc Mỹ thường xuyên đánh phá ác liệt.

          Là xã có bề dày truyền thống cách mạng, từ trước tháng 7/1954 xã có tên là xã Nguyễn Đình Liễn tiền thân của 2 xã Cẩm Hưng và Cẩm Thịnh ngày nay. Địa phương này ngay từ 1927-1928 đã có tổ chức Đảng Tân Việt, đến năm 1930 thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ( ngày 17/7/1930), là quê hương của Cố tổng bí thư Hà Huy Tập ( thời kỳ 1936-1938), liệt sỹ Nguyễn Đình Liễn người bí thư huyện uỷ Cẩm Xuyên đầu tiên và nhiều đồng chí hoạt động cách mạng từ rất sớm năm 1930-1931.

          Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến ngày 20/7/1954 để phù hợp với tình hình nhiệm vụ chiến lược giai đoạn mới xã Nguyễn Đình Liễn được chia thành 2 xã  là xã Cẩm Hưng và xã Cẩm Thịnh. Đảng bộ và nhân dân 2 xã nối tiếp truyền thống cách mạng, sát cánh bên nhau tiếp tục thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

          Trong kháng chiến chống Pháp.

          Sau cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9/1945 nhân dân 3 làng: Lai Lộc, Lai Trung và Đông Hạ dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và chính quyền xã Nguyễn Đình Liễn đã bắt tay vào khôi phục phát triển kinh tế, xây dựng và củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng. Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua như: “Diệt giặc đói, giặc dốt”, nâng cao cảnh giác chống bọn phản cách mạng, bảo vệ trị an, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan lạc hậu. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, chỉ thị của Trung ương Đảng về nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và chủ trương cấp trên các phong trào được nhân dân ủng hộ tích cực như phong trào: Khai hoang mở rộng diện tích, sản xuất tăng gia, làm nhiệm vụ thuế cho nhà nước, hưởng ứng các cuộc vận động: “Tuần lễ vàng”, “ Công phiếu kháng chiến”, “ gạo công lương, gạo khao quân”, “ Công trái Quốc gia”, “ Tự túc dân quân, áo mùa đông chiến sỹ”…Kết quả nhân dân ủng hộ 25 cái mâm thau, nồi đồng để đúc súng, đạn, 3 đôi trằm vàng, 32 đôi trằm bạc, 810 đồng bạc, mua công trái 16.120kg thóc, 5 công phiếu kháng chiến, hoàn thành nghĩa vụ thuế nông nghiệp cho nhà nước hàng năm từ 40-60 tấn thóc, mỗi tháng nhân dân tiết kiệm ủng hộ từ 80-100kg gạo và 600-700 đồng bạc toàn bộ thu được đều dành gửi cho mặt trận.

          Phong trào bình dân học vụ nhà nhà, người người thi đua nhau đi học, đầu năm 1956 cơ bản xoá xong nạn mù chữ góp phần cho huyện Cẩm Xuyên dẫn đầu liên khu IV được Bác Hồ gửi thư khen. Vận động nhân dân dành nhà để cho cơ quan huyện uỷ Cẩm Xuyên, mặt trận Việt Minh, các cơ quan ban ngành huyện, xã làm trụ sở làm việc, nhường nhà để làm lớp học, bệnh xá ngoại trú. Nhân dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo tuyệt đối an toàn và bí mật cho cán bộ, đã đỡ đầu Trung đoàn 18 bộ đội chủ lực tỉnh đóng trong suốt 4 năm, có 7 gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh và nhận bộ đội làm con.

          Theo thống kê số liệu trong kháng chiến chống Pháp có 91 người tham gia bộ đội, trong đó có 17 liệt sỹ 8 thương binh, 12 người tham gia TNXP, 673 lượt người tham gia dân công hoả tuyến, tiêu biểu có đồng chí Lê Ngọc Lưu tham gia liên tục 10 khoá.

          Với thành tích đóng góp xuất sắc nhân dân Cẩm Thịnh đã được Chính phủ tặng hưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3, và 208 cá nhân được tặng thưởng huân chương chiến thắng và kháng chiến các loại, có 2 gia đình tiêu biểu được Chính phủ tăng “ Bảng vàng danh dự” (Có 3 con tòng quân trong đó có 1 liệt sỹ) đó là gia đình cụ Trần Đình Diệu ở làng lai trung, và gia đình cụ Hà Văn Thông ở làng Lai Lộc.

          Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

          Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thịnh đã có nhứng đóng góp to lớn và những tổn thất, mất mát như sau:

          – Từ năm 1965-1972 nhân dân và lực lượng vũ trang đã chiến đấu và phối hợp chiến đấu trên 450 trận, trong đó chiến đấu độc lập 175 trận, tiêu biểu là phân đội dân quân trực chiến Cầu Trung đã kiên cường đánh trả máy bay địch để bảo vệ cầu an toàn trong suốt hơn 2 năm ,đến lần ném bom thứ 42 địch mới đánh sập cầu. Phân đội đã phối hợp với lực lượng phòng không của huyện bắn rơi 1 chiếc máy bay F4H vào ngày 19/6/1966. Ngay sau Cầu Trung bị đánh sập chỉ trong 1 đêm đã huy động 1 đại đội dân quân du kích và 1130 người dân: tháo dỡ 1 ngôi trường cấp 1 , 5 ngôi nhà dân và hơn 100 cây phi lao để bắc cầu tạm và làm đường cho xe qua kịp thời an toàn.

          – Trận đánh ngày 20/2/1966 phân đội dân quân trực chiến Cầu Mụ địch-Hồ thượng tuy đã chiến đấu dũng cảm bắn trả máy bay địch bảo vệ an toàn các mục tiêu, phối hợp với dân quân xã Cẩm Sơn bắn rơi 1 chiếc máy bay F4H.

          – Ngày 10/5/1967 máy bay địch liên tục đánh phá Cầu Trung và đường chiến lược 24,lực lượng dân quân chiến đấu xã đã bắn trả quyết liệt và cùng phối hợp với bộ đội pháo cao xạ bắn rơi 1 máy bay H4D, lực lượng thanh niên đã huy động 157 người cùng với nhân dân kịp thời cứu chữa 12 xe hàng bị cháy, nguỵ trang che dấu, bảo vệ đoàn xe an toàn. Hai đồng chí đoàn viên đã anh dũng hi sinh là Liệt sỹ Nguyễn Thị Thát, liệt sỹ Nguyễn Thị Vựng ( liệt sỹ Nguyễn Thị Vựng là người con duy nhất của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ngự), đồng chí Kiều Viết Tần cán bộ đoàn bị thương được xếp thương binh hạng ¾, ông Hoàng Kim Tiến, ông Nguyễn Trí Nhân dân quân trực chiến bị thương được công nhận thương binh.

          Ngày 15/6/1968 máy bay địch đánh phá bến Đò Gon là nơi trung chuyển hàng hoá ( chiến dịch K1500) tập kết hàng từ biển vào qua cữa Nhượng vận chuyển lên Cẩm Thịnh để xe vận tải theo đường chiến lược 24 vào Miền nam. Lực lượng dân quân trực chiến đã đánh trả quyết liệt,đánh lạc hướng địch để bảo vệ 120 tấn hàng hóa ,Âu Thuyền, bến bải, kho hàng. Buộc máy bay địch phải vội vàng cắt bom và rơi vào khu vực nhân dân thôn Trường Xuân đang sản xuất làm chết 13 người và 27 người bị thương trong đó có 7 cán bộ chiến sỹ. Đã tổ chức lực lượng mai táng kịp thời những người chết và cứu chữa người bị thương và động viên nhân dân ổn định tinh thần sản xuất và chiến đấu.

          Trận đánh ngày 21/5/1972 máy bay địch đánh phá Cầu Trung liên tục 4 đợt trong ngày, dân quân trực chiến xã đã anh dũng chiến đấu giữ vững trận địa bảo vệ an toàn mục tiêu và phối hợp với các đơn vị phòng không bắn rơi 1 chiếc máy bay A37.

          Nhân dân Cẩm Thịnh dũng cảm, kiên cường, hăng hái lên đường sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ Quốc cần. Có những tấm gương tiêu biểu như: Ngoài mặt trận đồng chí thượng uý Lê Ngọc Trường trưởng đài quan sát của mặt trận phía nam trong chiến dịch 81 ngày đêm bám giữ thành cổ Quảng Trị mặc dù bị địch đánh phá ác liệt, nhiều đồng chí hi sinh, bản thân đồng chí bị thương nhưng vẫn bảo vệ đài và bảo đảm thông tin cho pháo của ta tiêu diệt địch, đồng chí Trường được tuyên dương chiến công và nêu gương học tập trong toàn quân. Ở hậu phương có đồng chí Lê Ngọc Lưu xung phong đi liên tục 13 khoá dân công hoả tuyến chống Pháp và chống Mỹ, trong 9 năm kháng chiến chống Mỹ được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, chiến sỹ quyết thắng,là trung đội trưởng dân quân trực chiến dũng cảm đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3 và nhiều bằng khen. Đôi dép cao su và đôi bồ dân công, kỷ vật của đồng chí là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, hiện những kỷ vật “ Vai trăm cân chân vạn dặm” đó đang được lưu giữ tại bảo tàng Quân khu 4.

Xã Cẩm Thịnh đã huy động 49.150 ngày công để đào đắp 350 cộng sự chiến đấu, 954 hầm hào trú ẩn, gần 10km giao thông hào, bốc xếp, vận chuyển  1200 tấn vũ khí lương thực, hàng hóa, 22.800 ngày công để làm mới 2,5 km đường tránh và san lấp hố bom, làm cầu xế và khắc phục, sữa chữa thường xuyên 6km đường quốc lộ 1A và đường 24.  9050 ngày công chiến đấu, phục vụ chiến đấu, cứu chữa hàng trăm chiến sỹ, nhân dân bị thương. Đóng góp 60.200 cây tre, phi lao, 11500 gánh bổi, rà phá 425 quả bom mìn nổ chậm để thông xe, thông tuyến. Có 61 gia đình nhường nhà cho các cơ quan làm việc,384 gia đình cho bộ đội đóng quân, làm kho chứa vũ khí lương thực hàng hóa.

          Không sợ gian khổ, hi sinh tất cả cho tuyền tuyến nhân dân Cẩm Thịnh trong suốt 15 năm đã huy động 1.125 tấn lương thực, nghĩa vụ cho nhà nước, 317 tấn thịt hơi, 92 con trâu, bò, 563 tấn rau quả tươi phục vụ bộ đội và chi viện cho chiến trường đã có 3.112 lượt người ra mặt trận trong đó có  1.515 lượt người gia nhập bộ đội,147 lượt người tham gia TNXP,1.350 lượt người tham gia dân công hỏa tuyến.

Với địa bàn rộng và nhiều mục tiêu trọng điểm, địch đã ném xuống hơn 8100 quả bom các loại, 6500 quả đạn pháo, bình quân mổi người dân phải hứng chịu 4-5 quả bom, đạn, trên địa bàn có 4 HTX đã bị đánh phá ( 18/22 đội sản xuất bị đánh bom), HTX Trung Thịnh là mục tiêu trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất là nơi tập trung các lực lượng phòng không, sơ tán, lực lượng cứu hộ đường giao thông, HTX Bắc Thịnh là địa bàn tập kết trung chuyển hàng hoá, trạm cứu thương của khu vực phía nam, một số cơ quan của huyện chuyển đến làm việc, HTX Đông Thịnh nơi có đường chiến lược 24 đi qua trở thành nơi trú quân, che dấu hàng hoá, phương tiện vận tải. HTX Tây Nam Thịnh trở thành nơi đóng quân, nghĩ chân cho bộ đội hành quân vào Nam, ra Bắc, 67 người bị địch đánh chết, 154 người bị thương trong đó có vụ ném bom thảm sát và làm chết tập thể 13 người, 65 hộ nhà bị sập cháy, các công trình hạ tầng và phúc lợi bị tàn phá nặng nề. Nhưng Đảng bộ, nhân dân lực lượng vũ trang xã Cẩm Thịnh nén đau thương dũng cảm kiên cường bám làng, bám ruộng vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, kịp thời chi viên cho chiến trường nhân lực, vật tư, phương tiện, hàng hóa góp phần cùng cả nước đanh thắng giặc mỹ xâm lược và tay sai.

          Ghi nhận thành tích những công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân, cán bộ, lực lượng vũ trang xã Cẩm Thịnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì, Lệnh số 83/LCT ngày 30/8/1973 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, 1 Huân chương chiến công hạng 3, 1 Huân chương lao động hạng 3 và nhiều bằng khen, giấy khen trên các lĩnh vực; 1136 cá nhân và 181 hộ gia đình được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến các loại.

          Những thành tựu trên con đường xây dựng và đổi mới.

          Đất nước hoà bình, thống nhất và độc lập cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Thịnh bắt tay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhiệm vụ đầu tiên là rà phá bom mìn nổ chậm còn sót lại, san lấp hố bom, làm đường giao thông, thuỷ lợi, tu sữa cầu cống để phục vụ đi lại, sản xuất, đưa nhân dân các vùng sơ tán trở về để ổn định sản xuất. Đẩy mạnh phát triển HTX lúc này tiến tới quy mô hợp tác xã thống nhất trong toàn xã, nhờ có đầu tư giống mới, tiến bộ kỷ thuật chỉ trong 1 thời gian ngắn năng suất lúa đã đạt 37 tạ/ha cao nhất trong toàn huyện, sản lượng lương thực tăng 1,5 lần so với thời kỳ chiến tranh, chăn nuôi, ngành nghề phát triển. Thực hiện Chỉ thị 208 của ban bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ đã cử đoàn công tác vào chỉ đạo xây dựng Cẩm Thịnh – Cẩm Hưng phát triển nông nghiệp theo mô hình kiểu mẩu, đã huy động lực lượng toàn huyện đào kênh Xô Viết ( Hưng Thịnh) để tiêu nước lũ cho đồng ruộng. Thực hiện kế hoạch di dời dân với quy mô lớn trên 3/5 số hộ và dân số xã di chuyển lên đồi núi để thực hiện việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng cánh đồng mẫu, quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giao thông, thuỷ lợi tưới tiêu trên địa bàn. Chỉ trong vòng 4 năm với sự giúp đở của tỉnh, huyện và nhân dân các xã trong huyện xã Cẩm Thịnh cơ bản đã hoàn thành xong kế hoạch di dời dân và việc cải tạo đồng ruộng bắt tay vào sản xuất. Các công trình trường học, trạm y tế được xây dựng lại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả 3 cấp học, HTX mua bán, HTX tín dụng hoạt động có hiệu quả, chợ xã đã được mở để tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán trao đổi hàng hoá.

          Thời kỳ khó khăn của những năm 1980 do cơ chế bao cấp, khủng hoảng kinh tế xã hội đã vượt qua, nhân dân được thực hiện khoán 10, đến giao đất ổn định sản xuất, kinh tế nông nghiệp đã có những bước phát triển khá, năng suất đạt từ 40-45 tạ/ha, sản lượng lương thực trên 3000 tấn. Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới nhân dân Cẩm Thịnh đã nổ lực phấn đấu và đến nay đã đạt được: Kinh tế tăng trưởng bình quân 14% -16% năm.

          Về nông nghiệp: Sản xuất lúa năng suất đạt từ 48-52 tạ/ha, sản lượng trung bình hàng năm 4600-4800 tấn, bình quân đầu người đạt 680Kg/năm. Thu nhập bình quân đầu người 15.600.000 đồng và bằng 3 lần so với năm 2000.

          Về chăn nuôi phát triển: Đàn trâu, bò trên 2500 con, đàn lợn trên 5000 con, một số ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp phát triển như khai thác, chế biến đã xây dựng, kinh doanh vận tải, mộc, xây dựng, thương mại và dịch vụ có trên 100 hộ phát triển kinh doanh buôn bán.

          Các công trình hạ tầng được đâu tư xây dựng như đường giao thông, kênh mương đã có 60% được kiên cố, trường học cả 3 trường có đã xây dựng được nhà học kiên cố, 2/3 trường đạt chuẩn Quốc Gia; trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc Gia; công trình điện được đầu tư xây dựng có 7 trạm biến áp và hệ thống đường dây cơ bản đáp ứng 2/3 theo yêu cầu, 99% hộ gia đình sử dụng điện; nhà ở dân cơ xây dựng ngày càng khang trang hơn.Văn hoá, xã hội có bước phát triển tốt, quốc phòng, an ninh được ổn định được xếp đơn vị quyết thắng và tiên tiến, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nội bộ đoàn kết thống nhất, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực đã đạt được 13/19 tiêu chí.Đảng bộ xã liên tục trên 20 năm đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền xã liên tục từ năm 2000 đến nay xếp loại vững mạnh, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị hàng năm đều được phân loại vững mạnh và xuất sắc.Những cố gắng, nổ lực và những thành tích đạt được trên đây là hành trang cho Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thịnh vững bước tiến lên trên con đường đổi mới “Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới để sớm về đích trước năm 2020.

          Để ghi nhận những cống hiến và công lao to lớn của Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh nhằm động viên các tổ chức, các lực lượng, đồng thời phát huy truyền thống cho các thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Thịnh vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến./.